[tintuc]

Cách chọn và kết hợp dây trục và thẻo cho câu đài thích hợp nhất
Sau đây A Đồ Câu chia sẽ cách chọn dây trục và kết hợp thẻo câu đài cho phù hợp


1- Kết hợp giữa dây trục và dây thẻo
Cần căn cứ vào kích cỡ và tập tính của loại cá mà bạn muốn câu, ví dụ: thông thường các cần thủ hay căn cứ vào sự thay đổi của nhiệt độ môi trường và nhiệt độ nước trong 4 mùa cũng như độ hoạt bát của cá để lựa chọn dây trục và lựa chọn dây thẻo. Mọi người đều biết, nhiệt độ môi trường cao thì nhiệt độ nước cũng tăng cao, như vậy sự linh hoạt và độ nhát ăn của cá cũng sẽ tăng, tức là cá sẽ yếu, ít hoạt động và ngậm miệng không ăn mồi. Hôm nay tôi muốn chia sẻ về việc bố trí dây câu khi câu một số loại size cá. Tuy nhiên có một vấn đề bạn cần lưu ý, đó là: bạn cần khống kế tốt lực khi đóng dính cá và phải nắm được kĩ thuật dòng cá (lai dắt cá), và tuyệt đối không được giật quá căng cần.

2 - Tỉ lệ phối dây trục và dây thẻo
Dây trục 0.8 (đường kính 0.148) có thể đi kèm với dây thẻo 0.4-0.6
Dây trục 1.0 (đường kính 0.165) có thể đi kèm với dây thẻo 0.6-0.8
Dây trục 1.2 (đường kính 0.185) có thể đi kèm với dây thẻo 0.6-1.0
Dây trục 1.5 (đường kính 0.203) có thể đi kèm với dây thẻo 0.8-1.2
Dây trục 2.0 (đường kính 0.234) có thể đi kèm với dây thẻo 1.0-1.5
Tỉ lệ phối dây trục và dây thẻo như trên là tương đối hợp lý, chỉ cần bạn phối dây hợp lý thì dùng phao hay chì chặn thì độ nhạy cũng sẽ cao.

Tóm lại, chỉ cần dây thẻo nhỏ hơn dây trục khoảng 2 size trở lên là có thể đảm bảo việc “thí tốt giữ xe”(bỏ đi cái thứ yếu và giữ lại cái quan trọng). Nếu gặp phải vật nặng hoặc đứt dây thẻo thì cần đảm bảo dây trục không đứt và không bị mất phao, giảm thiểu tối đa sự tổn thất của cần thủ. P/s: Nếu bạn câu trúng cá to ngoài dự kiến thì điều đầu tiên cần làm là phải dựng đứng cần, tiếp theo cần căn cứ vào tư thế chuyển động của cá mà xoay cần sang phải hoặc trái, tuyệt đối không được kéo chọi nhau (lực đối lực) mà nên “lấy tĩnh chế động”, dùng độ dẻo và độ cong của cần câu để giảm thiểu sức mạnh của cá, vài phút sau thấy cá yếu đi bạn có thể nhẹ  nhàng đưa cá vào lưới, nếu không sẽ bị đứt dây, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến gãy đốt cần.

Sự kết hợp dây trục và dây thẻo khi câu các dòng cá có kích cỡ khác nhau
Khi câu những loài cá có chủng loại và kích cỡ khác nhau, ta cũng căn cứ vào sự thay đổi nhiệt độ môi trường và nhiệt độ nước để kết hợp dây trục và dây thẻo cho hợp lý. Dưới đây là thông số tham khảo, chủ yếu dùng cho câu cá chép và cá diếc.

 3 - Sự kết hợp dây trục và dây thẻo như sau:
Cá có trọng lượng dưới 150g: dây trục 0.6-0.8, dây thẻo 0.4-0.5
Cá có trọng lượng từ 150g đến 250g: dây trục 0.8-1.0, dây thẻo 0.4-0.6
Cá có trọng lượng 250g trở lên: dây trục 1.0-1.2, dây thẻo 0.6-0.8
Cá có trọng lượng từ 500g đến 1.5kg: dây trục 1.2-1.5, dây thẻo 0.6-1.0
Cá có trọng lượng 1.5kg trở lên: dây trục 1.5-2.0 dây thẻo 1.0-1.5
Cá có trọng lượng 2.5kg trở lên: dây trục 2.0-3.0 dây thẻo 1.2-2.0
Theo tôi cách kết hợp dây trục và dây thẻo như trên là hợp lý, khoa học.

Tóm lại, trong việc kết hợp giữa dây trục và dây thẻo sẽ có sự khác nhau rõ rệt giữa người mới tập câu và người câu lâu năm có kinh nghiệm. Người có kinh nghiệm chủ yếu quan tâm đến sự kết hợp của cả trục dây, từ đó phát huy tối đa độ nhạy của dây, về phương diện dây thẻo còn cần phải xem xét vấn đề ăn mồi và vấn đề tín hiệu phao nữa. Rất nhiều vấn đề đều phải dựa vào kinh nghiệm thực tiễn để xem xét giải quyết. Còn người mới thì kinh nghiệm ít, xem xét vấn đề được toàn diện, vì vậy sau khi kết thúc một lần đi câu kết quả của hai nhóm người này sẽ hoàn toàn khác nhau.

4- Độ dài của dây thẻo.
Nguyên tắc của việc sử dụng dây thẻo chính là căn cứ vào độ sâu cạn của nước và sự nhanh chậm của cá để quyết định nên sử dụng loại dây nào. Vậy thì ưu khuyết điểm của dây thẻo dài ngắn sẽ thể hiện ra sao? Trong quá trình câu bạn nên buộc dây dài ngắn thế nào cho thích hợp? Những vấn đề này theo kinh nghiệm và kiến thức của cá nhân tôi đúc kết được vài điểm như sau:

 - Ưu nhược điểm của dây thẻo dài:
Ưu điểm: Dây thẻo dài có tính ổn định và tải trọng cao, độ uốn cong lớn, thời gian mồi chìm xuống nước chậm nên có thể dò tìm được nhiều tầng cá trong nhiều tầng nước khác nhau, hiệu quả dụ cá tốt, đặc biệt có khả năng dụ cá lúc cần và mồi câu chưa chạm đáy, khả năng tàng hình trong nước cũng rất cao.
Nhược điểm của dây thẻo dài là dễ bị chùng dây khiến cho dây thẻo trở nên lụt, lúc nhấc cần lên dễ bị dính sốc cá.
Những nhược điểm này mang lại tai hại rất lớn. Khi cá bị dính sốc thì sẽ kinh động đến cả ổ cá, mỗi lần như vậy cá sợ hãi và sẽ bơi tán loạn để trốn chạy,đồng thời cũng sẽ dẫn theo những con cá còn lại rời khỏi ổ. Vì vậy, các cần thủ trong lúc đi câu cố gắng tránh tình trạng dính sốc cá và tình trạng tuột cá dưới đáy làm cá chạy mất.

 - Ưu nhược điểm của dây thẻo ngắn:
Ưu điểm: Độ nhạy cao, tốc độ chìm mồi xuống nước nhanh.
Nhược điểm: Độ uốn cong dây nhỏ, hiệu quả dụ cá không bằng dây thẻo dài. Khả năng tàng hình dưới nước cũng không tốt. Vì vậy, thông thường nó chỉ dùng để câu ở những chỗ nước cạn, độ sâu dưới 70cm, hoặc dùng cho câu chì chạy, ngoài ra dùng để câu cá măng sữa cũng rất hiệu quả.
Về vấn đề chiều dài buộc thẻo câu bao nhiêu là thích hợp, tôi cho rằng khi câu cá chép bạn có thể buộc dây dài một tí, ví dụ: trong phạm vi 60-70cm, gấp đôi lại, buộc vào lưỡi câu. Nhưng nếu là câu cá diếc, thông thường ta nên dùng dây dài khoảng 50-55cm, gấp đôi lại, buộc vào lưỡi câu. Đối với những chỗ nước sâu dưới 1m ta nên dùng dây 35-45cm, gấp đôi, buộc vào lưỡi câu. Vào mùa đông hoặc mùa xuân, nước sâu khoảng 1m đến 2m, ta nên câu cá diếc là chính, lúc đó tôi thường dùng dây dài 45cm gấp đôi lại buộc vào lưỡi câu. Đây là kinh nghiệm nhiều năm nay của tôi và đã truyền đạt cho rất nhiều người.

Tóm lại, việc vận dụng dây thẻo bắt buộc phải căn cứ vào điều kiện nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước, độ sâu cạn của nước, độ nhanh chậm của cá, sự linh hoạt của cá và kích cỡ của cá. Không có một tiêu chuẩn nhất định nào cả, ta cần liên tục thay đổi khắc phục cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, nếu bạn dùng dây thẻo mảnh thì nhất định phải tính đến việc cần câu có bảo vệ được dây thẻo hay không, khi trúng cá phải khống chế tốt lực kéo cần, nếu không sẽ rất dễ làm đứt dây. Rất nhiều người mới thường hay mắc phải sai lầm này, khi làm đứt dây cứ đổ lỗi do dây không chắc, nhưng thực tế là do lực kéo khi bạn nâng cần hạ cần gây nên.

5 - Bảo dưỡng dây câu
Rất nhiều cần thủ dùng dây câu rất đắt tiền cho nên chúng ta cần coi trọng vấn đề bảo dưỡng dây câu, cố gắng kéo dài tuổi thọ sử dụng dây câu. Thói quen bảo dưỡng dây câu của tôi đó là:

Vì những chỗ câu cá đều có nước nên luôn có tính axit hoặc tính kiềm, hai loại này sẽ ăn mòn dây câu khiến dây câu nhanh chóng bị lão hóa. Cho nên sau mỗi lần đi  câu tôi đều làm những việc sau:

Khi thu cần phải dùng khăn lông lau từng đốt cần rồi mới thu lại, đồng thời cũng lau sạch lô quấn cước câu.
Sau khi về nhà, vặn vòi nước rất nhỏ rửa sạch dây câu bằng tay sau đó lau khô đồng thời kiểm tra dây có bị xơ xước chỗ nào không
Khi quấn dây câu vào lô không quấn quá chặt hoặc quá lỏng, lô quấn dây tốt nhất là dùng loại có hình tròn.
Sau khi quấn xong dây vào lô ta đặt vào trong hộp bảo quản ở chỗ khô ráo thoáng mát. Đối với cần câu ta cũng thực hiện như vậy, sau khi phơi khô khoảng hai ngày thì chà sáp nến xong cất đặt cẩn thận là được.

[/tintuc]

Liên Quan

Sản phẩm mới

Sản phẩm bán chạy

Cần Lure

Cần 2 khúc

Cần 3 khúc

CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK

THỐNG KÊ TRUY CẬP

chia sẻ kinh nghiệm Xem tất cả

Tin tức Xem tất cả

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline: 0987 926 535 - 0968 554 609
(từ 8h00 đến 20h00 tất cả các ngày)

Chát trực tuyến
0987926535